Cách chữa trị các loại bệnh hô hấp do “bụi cát vàng” vào mùa xuân bằng rễ cây hoa chuông

Rễ cây hoa chuông (tiếng Hàn gọi là “doraji”) là một phương thuốc hiệu nghiệm trong việc chữa trị các chứng bệnh về hô hấp có liên quan đến ô nhiễm không khí.

Đặc tính sinh trưởng của cây hoa chuông:

Tháng 3 đến, muôn hoa nở rộ khắp nơi. Thời gian này cũng là lúc luồng không khí ấm đem đến cát vàng và các hạt bụi nhỏ. Tuy nhiên, bạn không cần phải lo lắng nữa. Loài hoa chuông (tiếng Hàn gọi là “doraji”) mọc trên các triền cỏ hay trên núi sẽ giúp bạn chữa trị những căn bệnh hô hấp do ô nhiễm không khí gây ra.

Phân bố theo đia lí:

Loài cây hoa chuông sống tại khu vực Đông Á như Hàn Quốc, Nhật Bản, Trung Quốc được sử dụng là dược liệu tự nhiên để chữa trị các bệnh ho, hen suyễn và các chứng viêm.

Sử dụng rễ cây hoa chuông:

Y học cổ truyền Hàn Quốc đặt cho cây hoa chuông một cái tên y học là “gilgyeong”, với ý nghĩa là một dược liệu “vô giá và có rễ cây dài”. Rễ cây hoa chuông giúp tăng cường lớp màng ống phế quản nhạy cảm với ô nhiễm không khí trong mùa xuân. Rễ loài cây này còn có hiệu quả trong việc làm long đờm và bảo vệ phổi dễ bị tổn thương khi hít các hạt bụi nhỏ.

Trong Đông Y

Sách y học nổi tiếng nhất thời Joseon, Đông Y Bảo Giám “Donguibogam”, cũng khuyên các y sĩ kê đơn thuốc là rễ cây hoa chuông cho các bệnh nhân bị ho nặng hay hen suyễn. Cuốn sách nói rằng, rễ cây hoa chuông tăng lưu thông không khí của phổi và liệu pháp này giúp chữa trị bất cứ căn bệnh nào về hụt hơi.

Về giá trị dinh dưỡng, rễ cây hoa chuông chứa các chất sợi, can-xi, chất sắt. Nó cũng chứa nhiều saponin, hợp chất giúp tăng cường hệ miễn dịch của cơ thể.

Trong cuộc sống hàng ngày:

Do rễ cây hoa chuông có vị đắng đặc trưng gây khó ăn nhưng khi chế biến thành món trộn hay xào thì nó sẽ làm món ăn ngon. Một cách chế biến khác khiến không chỉ người già mà còn trẻ nhỏ cũng có thể ăn được là làm hỗn hợp cô đặc rễ cây hoa chuông với lê và có thể dùng với trà nóng, đồ uống lạnh hoặc các loại sốt.

Thêm lê vào chất cô đặc rễ cây hoa chuông sẽ làm tăng thêm hương vị và giá trị dinh dưỡng. Một lượng bằng một thìa hỗn hợp này cũng có thể chữa ho và long đờm.

Bạn có thể làm hỗn hợp cô đặc rễ cây hoa chuông và lê tại nhà. Trước hết, bạn chuẩn bị một chiếc hộp kín đã được khử trùng trong nước nóng và các nguyên liệu là lê, rễ cây hoa chuông đã tước vỏ, mật ong theo tỷ lệ 1:1:1. Sau đó, cắt lê và rễ cây hoa chuông thành miếng nhỏ và cho vào máy xay. Cho các nguyên liệu này vào nồi đun sôi ở lửa nhỏ, đảo đều và cho mật ong vào. Đun hỗn hợp ở lửa nhỏ trong hơn một tiếng và thường xuyên đảo đều. Cuối cùng, khi hỗn hợp đã xong, bạn để nguội rồi cho vào hộp kín và bảo quản trong tủ lạnh.

Hỗn hợp rễ cây hoa chuông và lê có thể pha với nước nóng làm trà, hoặc pha với nước, sữa, thậm chí là rượu makgeolli (rượu gạo truyền thống của Hàn Quốc) và dùng làm đồ uống lạnh.

Bài: Lee Ha-na, phóng viên Korea.net

Có thể bạn quan tâm:

Bão cát vàng – Bụi cát vàng

Dân Hàn không dám ra khỏi nhà vì không khí quá ô nhiễm

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Call Now ButtonLiên hệ với chúng tôi